Lái xe đường xa là một trải nghiệm đòi hỏi thật thận trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng. Cứ mỗi 100 km (hai tiếng) tôi sẽ dừng nghỉ từ 15-30 phút.
"Đoạn đường gần 1000 km, trước đó bạn đã bao giờ thử sức mình với những đoạn ngắn 200, 300 km chưa? Khả năng đi xe của bạn như thế nào, tôi không rõ nên không biết khuyên bạn như thế nào, nếu chưa có một chút kinh nghiệm gì về đi xe máy đường dài, đi chỉ cho biết thì mình khuyên là không nên.
Còn bạn vẫn muốn đi, thì chuẩn bị xe thật tốt, máy móc, nhớt, lốp, trang bị đồ bảo hộ tốt nhất có thể cho bản thân, đi xa thì mệt ở đâu nghỉ ở đó, đừng ráng chạy theo mục tiêu, dịp cuối năm có rất nhiều hội nhóm đi như vậy bạn nên tìm hiểu để đi theo đoàn, khó khăn thì đi đông vẫn có lợi hơn. Chúc bạn cuối năm có chuyến đi vui vẻ".
Độc giả Toan Van trả lời như trên, về băn khoăn Chạy xe máy từ Biên Hòa về Huế ăn Tết trong hai ngày? Hơn 1000 lượt độc giả tham gia bình chọn câu hỏi tác giả có nên đi xe máy từ Biên Hòa về Huế ăn Tết?, 51% độc giả cho là không nên. Tuy vậy, nhiều độc giả cho rằng nếu có sức khoẻ, lái xe an toàn, tính toán lịch trình hợp lý thì "nên thử một lần cho biết", và chia sẻ kinh nghiệm.
Độc giả tungminhng.bkdn:
"Tôi 29 tuổi, quê ở Đà Nẵng, hiện đang làm việc tại Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Với kinh nghiệm chạy xe máy về quê ba năm nay, tôi có vài lưu ý cho bạn như sau:
- Về người: Đảm bảo sức khỏe tốt, nên ngủ đủ giấc một đến hai ngày trước khi chạy xe đường dài.
- Về quần áo: Trang bị đủ giáp bảo hộ (nếu có thể), Hi88 Club Đăng Nhập - Hướng Dẫn Chi Tiết và Lợi Ích mũ bảo hiểm nên đội full-face (nắng, Fight Club Vietsub_ Khám Phá Sâu Về Bộ Phim Tượng Đài bụi), Con Cóc Là Cái Sảy – Chuyện Kể Dân Gian Việt Nam mang găng tay (nắng, bụi, đi đường lâu sẽ tê tay). Bạn càng trang bị kín người thì càng tốt, khi nào dừng nghỉ thì tháo ra cho mát.
- Về xe: Bảo dưỡng, thay nhớt, thay lốp, ruột xe trước khi về (bạn mang ra hãng hoặc tiệm uy tín nhờ họ bảo dưỡng để về quê, cái nào cần thì thay giúp).
Nếu đi xe không ruột thì nên trang bị thêm bộ vá lốp cho chắc (không có thì hơi không an tâm dù ba năm nay tôi chưa dùng lần nào). Nên đi xe số/côn tay để leo đèo, xe ga thì lưu ý đổ đèo hạn chế rà phanh.
- Về đường đi: Ưu tiên đi quốc lộ 1, không nên vừa đi vừa móc điện thoại ra xem map.
- Về cung đường đẹp: Cung đường ven biển Ninh Thuận, cung đường biển đẹp nhất Phú Yên,tải game choáng fun club cầu vượt biển Đề Gi tại Bình Định. Bạn chỉ nên chọn một cung để đi trong một chặng, sau đó trở lại đi quốc lộ 1 để không tốn nhiều thời gian.
- Về chặng đi: Chặng một, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu tới Tuy Hòa, Phú Yên, nghỉ tại đây một đêm. Chặng hai từ Phú Yên về tới Đà Nẵng.
Tôi chỉ chạy xe ban ngày, cứ mỗi 100 km (hai tiếng) sẽ dừng nghỉ từ 15-30 phút (dừng uống nước dừa / chỗ nào đó mát thì nghỉ / dừng đổ xăng). Do bạn ở xa hơn mình nên sẽ tốn thêm từ hai đến ba tiếng chạy xe nữa.
- Về ăn uống: Bữa sáng nhẹ trước khi đi (một thanh ngũ cốc + một lon nước tăng lực) là đủ để chạy tới giữa buổi sáng, sau đó đi đường thích ăn gì thì ghé (tranh thủ các khoảng nghỉ giữa các chặng). Nên mang theo một bình giữ nhiệt để đựng nước tăng lực/nước điện giải để uống dọc đường khi nghỉ (khát thì dừng uống, mắc thì đi nhé, nhịn hại thận).
- Về tiền: Hạn chế mang nhiều tiền mặt trong người, chỉ mang đủ đổ xăng cho một chặng, tiền ăn uống dọc đường. Chia ra để mỗi nơi một ít, không bỏ chung một chỗ trong ví.
- Quan trọng: Chúng ta chỉ có một mạng, nên chạy xe phải hết sức tập trung. Đi đường thì để ý cung nào có nhiều hình vẽ màu trắng dưới đường thì phải càng tập trung.
Độc giả Jessie nói:
"Biên Hòa ra Huế là gần 1.000 km, bạn có thể đi hai ngày một đêm nhưng hơi vất vả, không có thời gian nghỉ ngơi ngắm cảnh. Bạn nên đi ba ngày hai đêm, mỗi ngày đi hơn 300 cây số (6 tiếng di chuyển liên tục đi vào ban ngày).
Hai đêm nghỉ ở cây số thứ 300 km và 600 km bạn tìm hiểu khu vực đó ở tỉnh nào, có danh lam thắng cảnh thì dừng chân nghỉ tham quan và xem trước ăn uống, ngủ nghỉ chỗ nào, thời gian chạy xe ban ngày bạn sẽ đi qua các danh lam mà không thể dừng chân lâu để tìm hiểu thì có thể ghé quán nước nghỉ ngơi ngắm cảnh rồi đi tiếp.
Về đường ven biển, tôi thấy đoạn ven biển từ Cà Ná, Ninh Thuận (vừa qua cà ná rẽ phải vào đường ven biển) đến bãi biển Bình Châu, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), tiếp tục đi cung đường Vĩnh Hy ra quốc lộ 1 là tới Cam Ranh, đoạn ven biển thứ hai là sau khi qua đèo cả rẽ phải vào đường ven biển của tỉnh Phú Yên. Hai đoạn đường này cảnh biển rất đẹp, xe ít mà thoáng đãng.
Về chi phí xăng hết khoảng 500 nghìn đồng cho một xe (nên kiểm tra xe thay nhớt trước và khi về tới Huế, nhà nghỉ 600 nghìn đồng hai đêm (chọn nhà nghỉ bình dân sạch sẽ, biết cách tìm sẽ có), sáng thì ăn theo dân địa phương, trưa ăn cơm cho chắc bụng, tối thì ăn hải sản.
Nếu đi một mình thì nên đi xe khách, nên đi hai người có thể đổi tay lái và chia chi phí cũng như hỗ trợ khi gặp sự cố hoặc cùng nhau chia sẻ niềm vui vì được ngắm cảnh đẹp.
Mỗi chuyến đi đều sẽ mang cho ta một bất ngờ thú vị, chắc chắn không có chuyến đi nào là vô nghĩa".
Độc giả hohoai.nhan89 tiếp lời:
"Tôi năm nay 35 tuổi, hiện tại đã về Quy Nhơn (Bình Định) sống. Khoảng thời gian bắt đầu đi làm đến năm 33 tuổi thì năm nào tôi cũng chạy xe máy về Quy Nhơn ăn Tết và sau Tết chạy ngược vào Sài Gòn. Nếu bạn chạy đường quốc lộ 1, thì cần chú ý đoạn cuối Phan Thiết và cả tỉnh Phan Rang vì đoạn này cực kỳ gió (gió thổi ngang), và đoạn đèo Cả (nên chuẩn bị trước áo lạnh, áo mưa đồ bộ là tốt nhất) vì từ Khánh Hoà qua Phú Yên thì thời tiết khác nhau hoàn toàn.
Thật ra, ngày xưa chưa có cao tốc hoàn chỉnh ra tới Khánh Hoà thì ban ngày cũng chẳng có xe nhiều đâu, chủ yếu là xe con chạy về ăn Tết. Nếu bạn chạy tốt thì bạn có thể về tới Quảng Ngãi trong ngày. Khi xưa tôi xuất phát từ Gigamall Thủ Đức lúc 4h sáng và về tới Quy Nhơn tầm 5h chiều.
Chúc bạn sức khỏe và quyết định đúng đắn".
*Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết kế hoạch về quê ăn Tết về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.Thành Đô tổng hợp