Nhiều tựa sách của nhà văn Hồ Biểu Chánh được NXB Tổng Hợp TP.HCM in mới, tái bản
Một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh vừa được in mới, tái bản gồm: Tiền bạc bạc tiền, Từ hôn, Cư Kỉnh, Con nhà giàu, Con nhà nghèo, Cười gượng, Ăn theo thuở ở theo thời, Nhân tình ấm lạnh, Ý và tình, Dây oan.
Đạo diễn Hồ Ngọc Xum, một trong những người làm nhiều phim truyền hình chuyển thể nhất từ tác phẩm Hồ Biểu Chánh, từng chia sẻ với Tuổi Trẻ về sức hấp dẫn của đời sống xã hội Nam Kỳ xưa trong tiểu thuyết của nhà văn:
TIN LIÊN QUANDu Doan XSMN Hôm Nay Chính Xác Nhất (max-width: 1023px) 800px, Hi88 Club Đăng Nhập - Hướng Dẫn Chi Tiết và Lợi Ích 1024px" srcset="https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/480/tto/i/s626/2015/01/29/zPjjVjTH.jpg 480w, Fight Club Vietsub_ Khám Phá Sâu Về Bộ Phim Tượng Đàihttps://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/800/tto/i/s626/2015/01/29/zPjjVjTH.jpg 800w,https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1200/tto/i/s626/2015/01/29/zPjjVjTH.jpg 1200w" alt="Đọc lại Hồ Biểu Chánh, thương phận người xưa - Ảnh 2." title="" loading="lazy" width="100%" height="auto">Tác phẩm Hồ Biểu Chánh lại lên phimHồ Biểu Chánh qua góc nhìn hậu thế"Thông qua truyện của mình, Hồ Biểu Chánh đánh đúng tâm lý của người Nam Bộ xưa là "nghèo cho sạch, rách cho thơm", nên vì vậy mà các tác phẩm của ông có giá trị lâu dài trong đời sống văn chương miền Nam".
Có thể nói tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nói lên những hiện thực xã hội, nét văn hóa đặc trưng Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Tác phẩm của ông hàm chứa luân lý đạo đức, hướng về tâm thiện trong con người, thương cho những thân phận còn chịu nhiều trái khoáy, bất công.
Như trong Tiền bạc bạc tiền, cuộc tình giữa Trần Thanh Kiều và Cao Hiếu Liêm phản ánh rõ rệt sự phân biệt giai cấp trong xã hội miền Nam thời bấy giờ. Câu chuyện xoay quanh Trần Bá Vạn - một người rất trọng tiền và quyền, chỉ lo làm giàu và tìm địa vị.
Vợ ông là Ðỗ Thị Ðào thì đánh giá phẩm cách con người qua tiền bạc, quyền tước. Khi con trai Trần Bá Kỳ xin mẹ gả em gái Trần Thanh Kiều cho Cao Hiếu Liêm, người bạn nghèo nhưng có phẩm hạnh, bà Ðào đã từ chối vì Hiếu Liêm không có tiền và địa vị. Rồi Trần Thanh Kiều bị gia đình gán gả nhiều nơi có tiền bạc.
Dù cô và Cao Hiếu Liêm yêu nhau chân thành nhưng vẫn bị chia cắt bởi sự phân biệt giàu nghèo. Tình yêu của Thanh Kiều và Hiếu Liêm là một điểm sáng, làm nổi bật giá trị nhân văn mà Hồ Biểu Chánh muốn truyền tải trong tác phẩm. Đó là tình yêu trong sáng, lòng nhân nghĩa và sự tha thứ.
Trong cuốn Hồ Biểu Chánh - Người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, các tác giả cũng chỉ ra rằng qua tiểu thuyết Tiền bạc bạc tiền, Hồ Biểu Chánh cho thấy sức công phá quyết liệt của đồng tiền, nó đã tấn công vào thành trì kiên cố của đạo đức truyền thống.
Nhân vật Bá Kỳ - một nhân vật chính diện trong tác phẩm - đã phê phán mặt tiêu cực của đồng tiền: "Tiền bạc bạc tiền thật khốn nạn lắm. Vì tiền bạc bạc tiền mà người đời họ hư danh dự, họ phế nhơn nghĩa, họ quên liêm sỉ".
Hồ Biểu Chánh tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, sinh tại Gò Công. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam buổi giao thời (1900 - 1930).
Ông viết văn từ năm 1910. Từ tiểu thuyết đầu tay Ai làm được (1912), trong 19 năm, ông cho ra đời 18 tiểu thuyết và nhiều kịch bản.
Gia tài văn chương của Hồ Biểu Chánh khá đồ sộ. Ngoài việc sáng tác trên 70 tiểu thuyết và đoản thiên, ông còn viết nhiều thể loại khác như tuồng hát, hồi ký, biên khảo, thơ, dịch thuật, phê bình, tùy bút...