‘Còn vị thi cử thì còn dạy thêm’
Cập Nhật:2024-12-25 16:51 Lượt Xem:107Học sinh sau giờ học thêm tại một trung tâm ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Thay vì tập trung phát triển toàn diện kiến thức và kỹ năng, học sinh được tập trung vào việc làm thế nào để đạt điểm số cao trong các kỳ thi vào lớp 6, lớp 10 và sau là thi tốt nghiệp THPT.
Quá nhấn mạnh thi cử, quá nhiều cuộc thi đã tạo ra nhiều hệ lụy đối với học sinh, xã hội, làm méo mó mục tiêu phát triển giáo dục.
Áp lực thi cử từ nhỏNhiều học sinh phải đối mặt với áp lực các kỳ thi từ nhỏ. Thay vì học vì đam mê và khám phá tri thức, các em cảm thấy phải học vì điểm số, thành tích.
Học sinh mất đi thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa và kỹ năng mềm - những yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện. Điều này không chỉ tạo ra áp lực tinh thần mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tâm lý. Rất nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng và lo âu, thậm chí có những em phải chịu đựng tình trạng mất ngủ và trầm cảm rồi có những hành vi dại dột.
Dạy thêm, học thêm cần quy định cụ thểĐại biểu Quốc hội: Dạy thêm học thêm cũng có mặt tích cực, cần xem xét thấu đáo khi cấmCách học tập căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tạo ra môi trường học tập thiếu lành mạnh và không có sự cân bằng.
Áp lực điểm số ngày càng căng thẳng khi cơ hội vào các trường đại học tốp trên bị hạn chế. Các kỳ thi chuyển cấp và tuyển sinh là áp lực rất lớn, khiến học sinh phải dành phần lớn thời gian vào việc học thêm và quá tải.
Phụ huynh cũng tham gia vào cuộc đua điểm số, bet win888 buộc con em phải nỗ lực hết sức để có kết quả cao. Điều này khiến các em hầu như không có thời gian cho các hoạt động ngoài học tập, bc nh l min bc hm nay gây ra sự mất cân bằng trong cuộc sống của học sinh.
Đặc biệt hiện tượng học tủ, x s h chí minh quay th học lệch là hệ quả của cách giáo dục vị thi cử này, khi các môn học được dạy để phục vụ cho những môn thi để xét vào đại học, bỏ qua kiến thức toàn diện.
Dạy thêm học thêm là một trong những hệ quả tiêu cực của giáo dục vị thi cử. Phụ huynh sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền cho các lớp học thêm, gây áp lực tài chính cho gia đình và thời gian cho học sinh.
Chỉ khi giáo dục trở thành nền tảng phát triển toàn diện vì người học, quốc gia mới thực sự có một nền giáo dục vững bền và mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao mới có thể hiện thực hóa.TS Hoàng Ngọc VinhCải tiến phương pháp đánh giá học sinhChương trình giáo dục phổ thông 2018 đề xuất sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, chẳng hạn như đánh giá qua quá trình học tập, bài tập nhóm và dự án thực tiễn. Dự kiến sẽ dùng 50% kết quả học bạ trong 3 năm THPT để xét tốt nghiệp THPT, đây là một bước cải cách quan trọng.
Tuy nhiên vấn đề làm sao để đảm bảo điểm số và nhận xét về năng lực học tập của học sinh là trung thực vẫn còn là một thách thức. Để có thể thực hiện thành công, ngành giáo dục cần có các biện pháp kiểm soát gian lận và cải tiến phương pháp đánh giá học sinh.
Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển, nhu cầu học tập của học sinh THPT ngày càng cao. Việc hệ thống giáo dục mở rộng cánh cửa đón nhận học sinh có ham muốn học THPT là cần thiết. Đối với những em không có điều kiện học THPT vì kinh tế hoặc năng lực học tập, việc phân luồng học nghề là một phương án phù hợp.
Đối với những học sinh có ý chí và quyết tâm, hệ thống giáo dục nên hỗ trợ tối đa để các em phát huy tiềm năng. Nhiều người cho rằng với chính sách thi cử xét tuyển vào đại học như hiện nay dẫn đến sự phát triển lệch lạc nguồn nhân lực và tương lai của nền khoa học công nghệ dựa trên nhân lực STEM còn xa mới với đến được.
Các trường đại học cũng cần cải tiến quy trình tuyển sinh, giảm bớt sự phụ thuộc vào các kỳ thi tốt nghiệp và đánh giá năng lực, thay vào đó nên có cả đánh giá dựa trên quá trình học tập, đóng góp xã hội và tiềm năng cá nhân của học sinh. Việc đánh giá đa chiều này sẽ giúp chọn lọc được những học sinh có năng lực và phẩm chất tốt, đồng thời giảm bớt áp lực thi cử.
Để xây dựng một nền giáo dục toàn diện, cần có những cải cách mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục, bao gồm đa dạng hóa phương pháp đánh giá, mở rộng cơ hội học tập, kiểm soát việc dạy thêm học thêm và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thi cử. Giáo dục là để giúp học sinh phát triển toàn diện, từ kiến thức đến kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng.
Bài học từ các quốc gia phát triểnCó người nói: "Còn trời còn nước còn non, Còn vị thi cử thì còn dạy thêm". Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển không chú trọng quá mức vào dạy thêm học thêm.
Thay vào đó, hệ thống giáo dục ở các nước này chú trọng đến phát triển toàn diện và đánh giá học sinh thông qua nhiều yếu tố như hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm và khả năng làm việc nhóm. Hệ thống này giúp giảm áp lực cho học sinh và tạo điều kiện để các em phát triển năng lực cá nhân một cách tự nhiên hơn.
Giáo viên cũng áp lựcCác giáo viên cũng chịu áp lực từ việc dạy để thi. Phương pháp giảng dạy trở nên thiên về "truyền thụ kiến thức" mà thiếu đi sự sáng tạo và thực hành.
Giáo viên chủ yếu tập trung vào các nội dung trong sách giáo khoa, các công thức và định lý cần ghi nhớ mà không có nhiều không gian để giải thích sâu về ý nghĩa thực tế của các kiến thức này.
Kết quả là học sinh học theo kiểu học vẹt, thiếu khả năng tư duy phản biện và sáng tạo, đồng thời không có kỹ năng tự học, tự khám phá tri thức.